Những khác biệt căn bản giữa đào tạo theo NIÊN CHẾ – TÍN CHỈ và đề xuất đảm bảo chất lượng theo AUN

line
16 tháng 07 năm 2016

Học chế tín chỉ được hình thành và mở đầu tại Viện Đại học Harvard, Hoa kỳ năm 1872. Với mục đích tổ chức quá trình đào tạo theo cách phù hợp nhất với khả năng học vấn và tài chính của người học, đồng thời cơ sở đào tạo phải thích ứng dễ dàng trước nhu cầu biến động, đa dạng của đời sống xã hội, học chế tín chỉ đã phát triển nhanh chóng ở Bắc Mỹ và lan rộng sang các quốc gia khác. Ở Việt Nam, trước năm 1975 cũng đã triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ. Sau 1975, vào khoảng năm 1980 tư tưởng đào tạo theo hệ thống tín chỉ được hình thành. Trường Đại học Bách khoa TP.HCM đi tiên phong triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ từ năm học 1993-1994, sau đó là các trường Đại học Đà Lạt, Cần Thơ, Thủy sản Nha Trang… Cho đến nay, đào tạo theo học chế tín chỉ đã khẳng định những ưu thế nổi bật so với phương thức đào tạo theo niên chế nên được ứng dụng rộng rãi ở nhiều trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam. Bài viết này chỉ ra những khác biệt căn bản giữa phương thức đào tạo theo học chế niên chế và tín chỉ, đồng thời đề xuất đảm bảo chất lượng đào tạo dựa trên tiêu chuẩn AUN-QA, là tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dành cho mạng lưới các trường đại học thuộc khối ASEAN (ASEAN University Network – Quality Assurance). Phòng Quản lý đào tạo xin trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Lê Sĩ Hải,

Ẩn/Hiện xem trước nội dung file đính kèm
download file đính kèm tại đâydownload file đính kèm tại đây
Góp ý